Thg

Bảo tàng biệt động Sài Gòn

Bảo tàng nằm trong căn nhà hơn 50 năm tuổi, từng là nơi hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn.
Bảo tàng biệt động Sài Gòn Bảo tàng biệt động Sài Gòn nằm ở tầng hai của một căn nhà xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1. Ngôi nhà ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai).

Sau khi hoàn thành các thủ tục, bảo tàng Biệt động Sài Gòn hoạt động từ ngày 24/12. "Xuất phát từ tình cảm với những người lính biệt động nên chúng tôi sưu tầm từng hiện vật để làm di tích lịch sử kết hợp quán cà phê cho mọi người đến tham quan", ông Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) chia sẻ.

"/>

Bảo tàng biệt động Sài Gòn nằm ở tầng hai của một căn nhà xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1. Ngôi nhà ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai).

Sau khi hoàn thành các thủ tục, bảo tàng Biệt động Sài Gòn hoạt động từ ngày 24/12. "Xuất phát từ tình cảm với những người lính biệt động nên chúng tôi sưu tầm từng hiện vật để làm di tích lịch sử kết hợp quán cà phê cho mọi người đến tham quan", ông Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) chia sẻ.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Để lên bảo tàng, khách tham quan đi bằng thang máy cổ, có từ khi căn nhà được xây dựng. Cửa thang máy làm bằng sắt với những hoa văn tinh xảo, thùng thang bằng gỗ, khắc nhiều họa tiết bên trong.

"/>

Để lên bảo tàng, khách tham quan đi bằng thang máy cổ, có từ khi căn nhà được xây dựng. Cửa thang máy làm bằng sắt với những hoa văn tinh xảo, thùng thang bằng gỗ, khắc nhiều họa tiết bên trong.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Lối vào có một màn hình chạm giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu chi tiết về lịch sử hình thành, phát triển, những trận đánh, các di tích còn lại của lực lượng biệt động Sài Gòn.

"/>

Lối vào có một màn hình chạm giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu chi tiết về lịch sử hình thành, phát triển, những trận đánh, các di tích còn lại của lực lượng biệt động Sài Gòn.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Bảo tàng có diện tích hơn 100 m2, trưng bày hơn 100 hiện vật của những người lính biệt động. Các đồ vật như bàn, ghế, tủ... trong ngôi nhà vẫn còn nguyên và được bài trí gần giống trước kia. Khách tham quan được xem những bộ phim ngắn về lực lượng biệt động Sài Gòn trình chiếu trên tường.

"/>

Bảo tàng có diện tích hơn 100 m2, trưng bày hơn 100 hiện vật của những người lính biệt động. Các đồ vật như bàn, ghế, tủ... trong ngôi nhà vẫn còn nguyên và được bài trí gần giống trước kia. Khách tham quan được xem những bộ phim ngắn về lực lượng biệt động Sài Gòn trình chiếu trên tường.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Chiếc máy đánh chữ trong văn phòng của tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu bỏ lại sau ngày 30/4/1975. Đây là kỷ vật của một bộ đội tặng lại cho bảo tàng.

"/>

Chiếc máy đánh chữ trong văn phòng của tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu bỏ lại sau ngày 30/4/1975. Đây là kỷ vật của một bộ đội tặng lại cho bảo tàng.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Đoạn dây xích bằng đồng dùng để kéo đạn lên súng trên chiến hạm L'Escarmouche, là kỷ vật của lính biệt động Trần Văn Hãng.

L'Escarmouche là niềm tự hào của nước Pháp, từng tham gia trong thế chiến thứ hai rồi tham chiến tại Việt Nam, neo đậu tại Sài Gòn. Chiến hạm này từng bị ông Hãng và đồng đội tấn công năm 1946.

"/>

Đoạn dây xích bằng đồng dùng để kéo đạn lên súng trên chiến hạm L'Escarmouche, là kỷ vật của lính biệt động Trần Văn Hãng.

L'Escarmouche là niềm tự hào của nước Pháp, từng tham gia trong thế chiến thứ hai rồi tham chiến tại Việt Nam, neo đậu tại Sài Gòn. Chiến hạm này từng bị ông Hãng và đồng đội tấn công năm 1946.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Chiếc xe đạp máy hiệu Solex của Pháp, sản xuất thập niên 1950 của nữ giao liên Ngọc Huệ tặng cho bảo tàng. Trước kia, bà từng dùng xe này để đưa thông tin, tài liệu cho lực lượng kháng chiến.

"/>

Chiếc xe đạp máy hiệu Solex của Pháp, sản xuất thập niên 1950 của nữ giao liên Ngọc Huệ tặng cho bảo tàng. Trước kia, bà từng dùng xe này để đưa thông tin, tài liệu cho lực lượng kháng chiến.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Chiếc xe máy mà những người lính từng sử dụng trong hoạt động biệt động tại nội thành Sài Gòn trước năm 1975.

"/>

Chiếc xe máy mà những người lính từng sử dụng trong hoạt động biệt động tại nội thành Sài Gòn trước năm 1975.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Những chiếc lon sữa Guigoz quen thuộc với người dân Sài Gòn trước năm 1975. Sau khi dùng hết sữa, vỏ lon thường dùng để gia vị, thức ăn và còn được chiến sĩ biệt động tận dụng để cất thư mật.

"/>

Những chiếc lon sữa Guigoz quen thuộc với người dân Sài Gòn trước năm 1975. Sau khi dùng hết sữa, vỏ lon thường dùng để gia vị, thức ăn và còn được chiến sĩ biệt động tận dụng để cất thư mật.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn Chiếc máy ảnh Yashica 635 sản xuất thập niên 1950, kỷ vật của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai.

"/>

Chiếc máy ảnh Yashica 635 sản xuất thập niên 1950, kỷ vật của chiến sĩ biệt động Trần Văn Lai.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn

Sau khi tham quan bảo tàng, du khách được gợi ý đến các cơ sở từng là nơi hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn trên đường Võ Văn Tần, Đặng Dung, Nguyễn Đình Chiểu. Những căn nhà này đều đào hầm bí mật để cất giấu vũ khí.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn"/>

Bên trong hầm bí mật dưới nền một căn nhà trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Nhiều hiện vật, vũ khí của lính biệt động khác cũng trưng bày ở đây.

"Hiện bảo tàng vẫn tiếp nhận thêm nhiều hiện vật để làm phong phú hơn tư liệu trưng bày qua đó mang lịch sử đến gần hơn với mọi người", ông Trần Vũ Bình chia sẻ.

Quỳnh Trần

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Ngôi làng cổ phủ tuyết như cổ tích

Nằm nép mình bên dãy núi của tỉnh Fukushima, ngôi làng nhỏ Ouchi-juku mang nét đẹp cổ kính của thời kỳ Edo hàng trăm năm trước.

7 đặc sản người dân Phan Thiết gợi ý

Bánh xèo tô, bánh mì chén hay bún bò rau răm là những món đặc sản nổi tiếng du khách nên thử.

14 điều trước lạ sau quen với khách Tây

Khi người Việt nhậu, họ luôn uống cùng nhau. Nếu có chuyện hài hước hay tin đáng mừng, mọi người sẽ nâng cốc và đồng thanh "Một, hai, ba, dzô!".

Rơi tự do từ vách đá

Cú rơi tự do từ độ cao 182 m từ trên cầu Kawarau xuống sông Kawarau sẽ thách thức những người chơi liều lĩnh nhất.

Điều hấp dẫn ở tour cao cấp Nhật Bản

Hướng dẫn viên chuyên nghiệp và tận tâm, các chuyến bay tiện nghi là những điểm nhấn trong tour cao cấp của công ty du lịch Tugo.

5 quán cà phê cho ngày cuối tuần

Quán cà phê Nhật Bản, quán để khách tự trả tiền, Hội An thu nhỏ là một số gợi ý dành cho những ai thích không gian yên tĩnh.

Làng hoa trăm tuổi vào mùa Tết

Đến làng hoa Sa Đéc vào tháng Chạp hàng năm, du khách sẽ cảm nhận được không khi xuân khi người dân nhộn nhịp tưới nước, bón phân, tỉa hoa...

HDV ấn tượng với khách cựu chiến binh

Đã qua nhiều năm, anh Việt vẫn nhớ người thương binh vóc dáng nhỏ bé, khuôn mặt trầm ngâm khi thăm mộ đồng đội ở nghĩa trang Vị Xuyên.

Nơi không được tự do uống rượu bia

Phần lớn nước cấm uống rượu bia nằm ở châu Phi, Trung Đông, Nam Á, với quy định khác nhau từ cấp phép tiêu thụ đến phạt không khoan nhượng.

Đà Nẵng trong top điểm yêu thích của khách Hàn

Thành phố biển của Việt Nam là địa điểm được người Hàn Quốc quan tâm nhiều nhất trong kỳ nghỉ Chuseok (Tết Trung thu) vào tháng 9/2019.

Những tin cũ hơn

Bánh xèo ăn trong tô

Chiếc bánh xèo Phan Thiết to bằng bàn tay được chấm ngập trong nước mắm, không cắt nhỏ, không cuốn khi ăn.

Khách Tây kể 7 điều người Việt khó chịu

Nếu vô tình trở thành người mở hàng, khách nước ngoài có thể bị chủ quán chỉ trích vì không mua gì.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây